Tuổi dậy thì với những chuyển biến người con gái, không chỉ về tâm sinh lý mà còn cả về những thay đổi cơ thể thời kỳ này. Đặc biệt các bạn nữ cần quan tâm đến rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì, vậy rối loạn kinh nguyệt và những biểu hiện cũng như các phương pháp chữa là gì?
Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì là gì?
Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì là tình trạng chu kỳ kinh nguyệt không ổn định, kinh nguyệt thất thường, khi sớm khi muộn, khi có khi không, đau bụng kinh nhiều, rong kinh… ở những bé gái tuổi mới lớn.
Nguyên nhân là do trong độ tuổi này, cơ thể và tâm sinh lý của các bạn gái chưa phát triển hoàn thiện và vận hành ổn định. Trong đó có buồng trứng-bộ phận trong cơ quan sinh sản ở nữ giới chưa được hoàn thiện đầy đủ các chức năng do bộ phận sinh dục của các em chưa phát triển đầy đủ.
Buồng trứng giải phóng noãn bất thường từng tháng như: tháng nhiều thì phóng 2-3 lần, tháng ít thì 1 lần, thậm chí lâu khoảng nửa năm mới giải phóng noãn khiến cho hiện tượng rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì xuất hiện.
Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì
*Biểu hiện ở mức độ bình thường:
Theo thống kê thì có đến khoảng 70% con gái tuổi dậy thì bị rối loạn kinh nguyệt.
- Về chu kì kinh nguyệt:
Chu kỳ kinh nguyệt thời đầu con gái chưa có sự ổn định đều đặn, có thể khoảng 2 – 3 tuần một lần hoặc cả hai ba tháng mới có kinh nguyệt một lần, chuẩn là nằm trong khoảng từ 28-35 ngày như người đã trưởng thành. Có trường hợp vô kinh thứ phát tức là kinh nguyệt mất đi đột ngột từ 6 tháng trở lên.
- Lượng máu kinh và số ngày hành kinh:
Máu kinh ra ít dao động từ 20-50ml và dai dẳng khoảng 6 – 7 ngày khá phổ biến với người ở độ tuổi dậy thì này.
Một số ít thì ra nhiều, thời gian dài hay ngắn ngày tùy vào cơ địa người đó.
Những biểu hiện đó là điều bình thường với các bạn gái vì ở độ tuổi này các cơ quan cấu tạo sinh dục của các bé gái vẫn chưa được hoàn chỉnh, sau khoảng vài năm chu kỳ kinh nguyệt sẽ tự khắc đều khi các bé trưởng thành nên phụ huynh và các bé không cần quá lo lắng.
*Rối loạn kinh nguyệt với những biểu hiện bất thường:
- Ra máu có mùi hôi khó chịu, máu màu đen, vón thành cục và lượng ra quá ít hoặc quá nhiều trong ngày.
- Đau bụng dưới dữ dội và thường xuyên,thường xảy ra vào ban đêm, các bạn gái khi đau quá có thể dùng tới sự hỗ trợ của thuốc nhưng không nên lạm dụng và cần theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ để không ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Có hiện tượng rong kinh hoặc rong huyết quá dài ngày, đây là hiện tượng lượng máu ra quá nhiều như những ngày hành kinh hoặc ra quá ít nhưng kéo dài những ngày rong huyết.
- Trường hợp 18 tuổi mà vẫn chưa có kinh thì được gọi là bế kinh, hay lâu hơn được gọi là vô kinh có thể gây vô sinh cần được đưa đi khám và điều trị.
Các phương pháp để có một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn
- Tắm và vệ sinh bằng nước ấm, tránh tiếp xúc vùng kín bằng nước lạnh.
- Vệ sinh vùng kín và thay băng vệ sinh thường xuyên khoảng 3 lần/ngày để không tạo điều kiện cho vi khuẩn có cơ hội phát triển.
- Không ăn đồ cay, đồ lạnh và các chất kích thích trong thời kỳ này.
- Nghỉ ngơi nhiều hơn và tránh thức khuya, vận động quá mạnh. Lời khuyên cho bạn đó là nên đi bộ nhẹ nhàng thư giãn để cơ thể thoải mái hơn.
Trên đây là những thông tin dựa trên chia sẻ từ các bác sĩ,dược sĩ của nhà thuốc nhằm giúp bạn đảm bảo sức khỏe sinh sản và ngọn lửa hạnh phúc gia đình. Để có thể hiểu rõ hơn tình trạng của bệnh cũng như cách điều trị, các bạn có thể liên hệ trực tiếp hotline: 0898252969 của nhà thuốc để các bác sĩ, dược sĩ trao đổi trực tiếp và giải đáp.
>>> Đọc thêm bài viết:
Rối loạn kinh nguyệt sau phá thai – Liệu có khó chữa?
Điều trị rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh hiệu quả
Chậm kinh là gì? Nguyên nhân và cách điều trị tại nhà