Ung thư tuyến tiền liệt là hiện tượng ở tuyến tiền liệt xuất hiện các tế bào u ác tính. Bệnh diễn biến và phát triển rất chậm nhưng vào giai đoạn cuối, bệnh sẽ biến chứng sang các cơ quan bộ phận khác. Các tế bào ung thư có thể lây lan từ tuyến tiền liệt vào xương, hạch bạch tuyết gây phá hủy ở máu của cơ thể.
Vậy ung thư tuyến tiền liệt là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào? Dưới đây là những lời chia sẻ từ các bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc vấn đề này.
Nguyên nhân gây ung thư tuyến tiền liệt
Có rất nhiều nguyên nhân gây ung thư tuyến tiền liệt, dưới đây là các nguyên nhân chủ yếu:
+ Nam giới bị viêm bàng quang hoặc viêm tiết niệu, bị nhiễm trùng đường nước tiểu.
+ Đàn ông có tuyến tiền liệt to, hay bị sỏi thận, bị viêm bao quy đầu do bao quy đầu hẹp, người có dị tật bẩm sinh về cơ quan sinh dục.
+ Nam giới làm nghề có chấn động hoặc rung nhiều.
+ Thường xuyên lắc hoặc đạp xe liên tục.
+ Người đã và đang phải đặt ống xông.
+ Người đang đi tiểu và đột ngột dừng.
+ Những người không chung thủy trong quan hệ tình dục hoặc quan hệ tình dục không an toàn.
+ Nam giới bị viêm hoặc nhiễm khuẩn tuyến tiền liệt bị sưng chèn ép ống niệu đạo.
Triệu chứng của ung thư tuyến tiền liệt
Ở giai đoạn đầu, ung thư tuyến tiền liệt thường không có triệu chứng hay dấu hiệu gì. Nhưng khi đến giai đoạn cuối, bệnh thường xuất hiện những triệu chứng sau:
+ Tiểu khó hay bị rỉ nước tiểu.
+ Đi tiểu thường xuyên và tinh dịch có máu.
+ Rối loạn cương dương, đau âm ỉ vùng dưới, đau thắt lưng.
+ Có cảm giác chán ăn, bị đau xương dai dẳng, sút cân, đề kháng kém, sức khỏe sa sút.
Ngoài ra khi đã di căn sang các bộ phận khác như xương và thận, người bệnh sẽ cảm thấy thường xuyên đau ở vùng lưng dưới và vùng lưng chậu, xương sẽ suy yếu và dễ gãy. Ung thư tuyến tiền liệt còn có thể lây lan đến não gây ra co giật, lú lẫn, đau đầu, suy nhược hoặc các triệu chứng thần kinh khác.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh
Những yếu tố làm tăng nguy cơ gây ung thư tuyến tiền liệt bao gồm:
+ Độ tuổi: nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt tăng theo độ tuổi.
+ Tiền sử gia đình đã từng bị ung thư tuyến tiền liệt.
+ Béo phì.
Đây là những yếu tố mang tính chất tham khảo, nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn thì hãy liên hệ tới các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
Điều trị ung thư tuyến tiền liệt
Các phương pháp điều trị phụ thuộc vào sự phát triển của khối u và tình trạng bệnh của bạn. Nếu khối u chưa lan ra tuyến tiền liệt thì các phương pháp điều trị phổ biến là phẫu thuật hoặc xạ trị. Trường hợp các khối u đã lan ra tuyến tiền liệt thì các bác sĩ sẽ điều trị bằng thuốc nội tiết tố.
Ngoài ra, nếu ung thư di căn sang các bộ phận khác hoặc các phương pháp trên không hiệu quả, bác sĩ sẽ tiến hành xạ trị. Xạ trị có thể tiến hành bức xạ tia bên ngoài hoặc cấy ghép phóng xạ. Sau khi điều trị ung thư tuyến tiền liệt, bạn cần phải xét nghiệm máu định kỳ để theo dõi các khối u có tái phát hay không.
Trên đây là những thông tin được cập nhật từ bác sĩ, nếu bạn muốn biết thêm thông tin hoặc chi tiết thì liên hệ tới bác sĩ để giải đáp và tư vấn trực tiếp.
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt?
Dưới đây là một vài lưu ý mà bạn cần biết để giúp bạn hạn chế diễn tiến mắc bệnh:
+ Kiểm tra định kỳ thường xuyên để theo dõi tình trạng bệnh và sức khỏe của bạn.
+ Dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc, không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc mà bác sĩ đã kê cho bạn.
+ Chọn một chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý, có đầy đủ chất dinh dưỡng và trái cây tươi.
+ Tập thể dục thể thao thường xuyên và đều đặn để giúp cải thiện sức khỏe.
+ Duy trì một trọng lượng hợp lý.
=> Hy vọng những thông tin được chia sẻ từ các bác sĩ, dược sĩ của nhà thuốc sẽ giúp bạn đảm bảo sức khỏe sinh sản và ngọn lửa hạnh phúc gia đình. Để có thể hiểu rõ hơn về tình trạng của bệnh cũng như cách điều trị,các bạn có thể liên hệ trực tiếp tới số Hotline 0898.252.696 của nhà thuốc hoặc chát trực tiếp để lại thông tin trên website để được các bác sĩ, dược sĩ hỗ trợ trao đổi trực tiếp và giải đáp thắc mắc của quý vị.
Lưu ý*: Chúng tôi không chịu trách nhiệm đối với tất cả các trường hợp tự ý áp dụng toàn các nội dung trên website mà chưa có được ý kiến tư vấn chính thức cuối cùng của các bác sĩ chuyên khoa!
>>> Đọc thêm bài viết:
Những dấu hiệu vô sinh ở nữ giới mà bất kỳ ai cũng nên biết
Có con rồi vẫn bị vô sinh, nguyên nhân?
Mẹo nhỏ: Bị u nang buồng trứng nên ăn gì, kiêng gì?