0898 252 969

Chuyên trị vô sinh hiếm muộn

Mẹ bầu cần chú ý gì để không lây virut siêu vi B sang cho con

Cách tránh lây viêm gan B sang cho con luôn là vấn đề nhức nhối của nhiều chị em. Bệnh viêm gan B là một dạng bệnh gan do virus viêm gan B gây ra, truyền nhiễm theo đường máu, đường tình dục và đặc biệt là đường từ mẹ sang con. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến gan và gây thiệt hại nặng nề cho các tế bào gan. Vậy mẹ bầu cần chú ý gì để không lây virut siêu vi B sang cho con?  

Bài viết này sẽ tổng hợp tất cả những điều mà các mẹ bầu cần phải biết khi mang thai mà trong mình bị mắc viêm gan B.

Viêm gan B ảnh hưởng đến mẹ và bé như thế nào?

+ Đối với mẹ:

Khi nhiễm virus viêm gan B, chức năng gan của người mẹ bị suy giảm. Vì thế, nếu sảy thai hoặc khi sinh bé, người mẹ có nguy cơ tử vong cao và có thể rơi vào tình trạng hôn mê.

+ Đối với bé:

Virus viêm gan B không ảnh hưởng xấu đến quá trình mang thai cũng như tới bào thai. Phần lớn thai nhi phát triển tốt và không có nguy cơ bị dị tật. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, người mẹ có thể truyền virus sang cho bé với tỷ lệ 10-20%.

 

cách tránh lây viêm gan B sang cho con
Hình ảnh: Mẹ bầu bị viêm gan B cần làm gì

Nguy cơ lây bệnh cho bé có thể lên 80-90% nếu mẹ mắc viêm gan B nặng, do tải lượng virus trong máu cao sẽ làm gia tăng nguy cơ lây truyền. Khi đó, em bé có nguy cơ mắc bệnh viêm gan B mãn tính đến 90%.

Trẻ sơ sinh mắc bệnh viêm gan B mãn tính thường không có triệu chứng của bệnh khi mới sinh, nhưng về sau có khả năng mắc bệnh suy gan mãn tính, xơ gan và ung thư gan.

Vì vậy các mẹ cần phải trang bị cho mình những cách tránh lây viêm gan B sang cho con hiệu quả nhất.

Mẹ bầu cần làm gì nếu bị viêm gan B?

Nếu bạn có kết quả xét nghiệm dương tính với viêm gan B thì bạn cần lưu tâm hơn khi mang thai vì căn bệnh này có thể lây sang cho con. Qua đó cần chú ý tới những người trong gia đình bạn khi căn bệnh này cũng lây qua đường máu.

Bệnh viêm gan B diễn ra rất âm thầm, chỉ khi có những biểu hiện nặng thì bạn mới biết chúng. Vì vậy, trước khi mang thai, bạn cần đi khám gan cũng như các bệnh có thể lây qua đường máu để bảo vệ mình và người thân.

Khi bà bầu bị viêm gan B cần thông báo cho bác sĩ theo dõi thai của mình. Việc thông báo bệnh sẽ giúp bác sĩ có những biện pháp phòng tránh lây nhiễm viêm gan B sang cho con của bạn.

Mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú?

Mẹ bị nhiễm viêm gan B vẫn có thể cho con bú nếu như bé được tiêm huyết thanh ngăn ngừa bệnh viêm gan B từ khi mới sinh ra và sau đó bé được tiêm phòng vắc xin viêm gan B đủ thì hiệu quả phòng ngừa bệnh ở bé là rất cao. Nếu an toàn hơn thì mẹ có thể cho bé đến kiểm tra kháng thể viêm gan B sau khi tiêm để được chắc chắn và khả năng phòng bệnh viêm gan B cao.

Cách tốt nhất là nên tiêm phòng huyết thanh cho bé trong khoảng từ 12 – 24h đầu ngay sau khi sinh để đạt hiệu quả phòng bệnh tốt nhất nếu như muốn cho trẻ bú bằng sữa mẹ. Có tới trên 95% trẻ em được tiêm phòng huyết thanh viêm gan B được phòng bệnh hiệu quả và ngăn chặn lây qua qua căn bệnh này. Tuy nhiên, nếu bé không được tiêm phòng thì khả năng lây nhiễm bệnh là rất cao và không thể tránh khỏi nếu như tiếp xúc về máu với người mẹ.

Hình ảnh: cách để tránh lây viêm gan B sang cho con khi mang thai
Hình ảnh: cách để tránh lây viêm gan B sang cho con khi mang thai

Cách tránh lây viêm gan B sang cho con khi mang thai

Cách tránh lây viêm gan B sang cho con luôn là vấn đề lo lắng. Vậy làm sao để khắc phục điều này. Hãy cùng chúng tôi giải đáp những cách tránh lây viêm gan B sang cho con hiệu quả nhất hiện nay dươi đây.

Trẻ sơ sinh bị viêm gan B mà không có bất kỳ một biểu hiện nào. Để bảo vệ con trước căn bệnh này:

+ Bé cần được tiêm vắc xin phòng viêm gan B, phải tiêm trong vòng 24 tiếng đồng hồ sau khi chào đời, sau đó tiêm thêm mũi nữa khi bé tròn 1 tháng và tiêm mũi thứ 3 khi bé tròn 6 tháng. Tổng cộng là 3 mũi, mỗi lần 10mg. Hiệu quả phòng ngừa đạt 80-90%, thời gian miễn dịch là khoảng 3-5 năm, sau 3-5 năm lại tiêm.

+ Cho trẻ sơ sinh tiêm HBIG, sau khi tiêm vắc xin có thể giảm thiểu hoặc ngăn chặn hoàn toàn lượng vi khuẩn viêm gan B chạy vào gan. Trong vòng 24 tiếng đồng hồ sau khi bé chào đời tiêm 200 đơn vị quốc tế HBIG và trong vòng nửa tháng sau lại tiêm thêm 200 đơn vị quốc tế nữa, sau đó tiêm 100 đơn vị vắc xin viêm gan B vào các tháng tuổi thứ 1, 3, 7.

Do sự lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con qua đường bú sữa mẹ không nguy hiểm như đường máu, vì vậy, bé sau khi tiêm HBIG và vắc xin gan B thì mẹ có thể cho bé bú sữa bình thường.


=> Hy vọng những thông tin được chia sẻ từ các bác sĩ, dược sĩ của nhà thuốc về cách tránh lây viêm gan B sang cho con, sẽ giúp bạn đảm bảo sức khỏe sinh sản và ngọn lửa hạnh phúc gia đình.

Để có thể hiểu rõ hơn về tình trạng của bệnh cũng như cách điều trị bệnh hiệu quả,các bạn có thể liên hệ trực tiếp tới số Hotline 0898.252.696 của nhà thuốc hoặc Nhấp chuột chát trực tiếp vào khung chat để được các bác sĩ, dược sĩ hỗ trợ trao đổi trực tiếp và giải đáp thắc mắc của quý vị.

Lưu ý*: Chúng tôi không chịu trách nhiệm đối với tất cả các trường hợp tự ý áp dụng toàn các nội dung trên website mà chưa có được ý kiến tư vấn chính thức cuối cùng của các bác sĩ chuyên khoa!

Bài viết khác

Đăng ký tư vấn miễn phí



Đăng kýTƯ VẤN NGAY
Back to Top

Đăng ký ngay để được các bác sĩ, dược sĩ, chuyên viên tư vấn miễn phí

(Lưu ý*: Mọi thông tin của bệnh nhân đều được giữ bí mật)